Sự thú vị giữa Phụ Nữ và Rượu Vang

Đâu đó tôi đã bắt gặp nhiều bài viết nói về sự tương đồng giữa Phái đẹp và Rượu vang. Lý do mà tôi dùng từ phái đẹp bởi lẽ phái đẹp có rất nhiều danh từ  đẹp “ để gọi tên như “ những người phụ nữ đẹp, những người đàn bà đẹp”.

Nếu như ai đó đã từng so sánh “Đàn bà tuổi 40 như rượu vang ủ lâu năm, nếm thì thấy chát nhưng sau lại say mê không lối thoát”. Hay chỉ ra những điểm tương đồng giữa rượu vang và phụ nữ  là có rất nhiều cá tính, là sự kiên trì chờ đợi,là sự ân cần chu đáo tận tâm, là hương vị không ngừng thay đổi và mới lạ ,vv. Với Thiên Hà , Thiên Hà lại thích sự ví von đầy thực tế nhưng khá hài hước và dí dỏm của cụ Nguyễn Du và cách nhìn hiện đại nhưng đầy tinh tế và trìu mến biết bao.

“ Cụ Nguyễn Khuyễn, khi nghe tin người bạn đồng song là cụ Dương Khuê từ trần, đã làm thơ khóc bạn” Rượu ngon không có bạn hiền. Không mua không phải không tiền không mua.

Tôi không hiểu tại sao các cụ ta hồi trước chỉ thích ngồi khề khà uống rượu với đám bạn đàn ông, hoặc nếu không có bạn thì đành ngồi độc ẩm, nâng ly nhấm nháp một mình vậy. Các cụ rất ít khi – hoặc chẳng bao giờ – chia sẻ cái thú thưởng thức ly rượu ngon với người bạn hồng nhan tri kỷ của mình.

Ngày nay, chúng ta hơn các cụ ở chỗ chúng ta có cái thú vui được mời người đẹp đi “date”, đi ăn cơm tây uống rượu chát lu bù. Bạn hãy thử tưởng tượng coi, bạn đưa nàng vào một tiệm ăn nho nhỏ, ấm cúng, ngồi đối diện với nàng bên ngọn nến lung linh. Bạn kêu một chai rượu đỏ. Rượu được rót ra ly, óng ả như màu hồng ngọc và thơm ngát mùi nho chín lên men. Bạn cụng ly với nàng, rồi trìu mến nhìn những ngón tay thon nhỏ của nàng cầm ly rượu đong đưa trước mặt. Bạn sẽ thấy nàng đẹp hẳn lên, cặp mắt nàng như long lanh tình tứ hơn, đôi môi nàng chín mọng hơn và gò má nàng phản ánh màu rượu đỏ dường như cũng hồng hơn. Bạn sẽ nhận ra câu thơ Thôi Hộ là hay tuyệt: “Nhân diện đào hoa tương ánh hồng”. Ở đây không có hoa đào nhưng đã có màu rượu vang thay thế. Rượu vang làm tôn nhan sắc của người đẹp lên gấp bội.”

Quả thực, khi rót ra một ly rượu vang, ta thưởng thức trước hết là màu rượu. Dù đó là màu đỏ thẫm của rượu Bordeaux, màu đỏ hồng của rượu Bourgogne, hay màu vàng như hổ phách của rượu Sauternes để lâu năm, ta đều yêu cái nét óng ả của nó và ta gọi đó là “la robe du vin”, cũng ví như cái áo nàng mặc đang làm tôn vẻ đẹp của nàng” cách ví von qua 2 câu thơ của nhà thơ  lãng mạn Việt Nam Nguyên Sa “ Áo nàng vàng anh về yêu hoa cúc, áo nàng xanh anh mến lá sân trường”.

Kế đó là vị rượu. Nó gồm đủ cả vị chua, vị chat, vị đắng, vị ngọt. Thì đàn bà chẳng cho chúng ta đủ thứ mùi vị đó hay sao? Những lúc nàng hờn ghen, giận dỗi,  hay âu yếm, nũng nịu là những lúc chúng ta được nếm qua tất cả những ngọt bùi, chua chát, nồng nàn hay đắng ngắt của cuộc tình.

Rượu vang còn giống đàn bà ở chỗ tự nó có hương thơm ngào ngạt. Tôi không biết Ỷ Lan vương phi hồi xưa có mùi thơm tự nhiên tỏa ra như thế nào mà khi nàng đứng tựa dàn hoa thì mùi hương của da thịt nàng át hẳn trăm hoa, khiến cho nhà vua mê tít. Đời bây giờ tuy chẳng mấy nàng có được cái mùi thơm hấp dẫn tự nhiên như Ỷ Lan nhưng bù lại thì các nàng đã có bao nhiêu thứ son phấn, nuớc hoa từ Chanel, Guerlain cho đến Dior, Hermes.
Ngay đến gái quê mộc mạc cũng lấy hoa chanh, hoa bưởi, hoa thiên lý cài lên tóc hay dắt vào mình cho thơm.

 Rượu vang thì càng qúy phái, sang trọng, đắt tiền bao nhiêu, càng có hương thơm nồng nàn quyến rũ bấy nhiêu. Chỉ cần nâng ly khoắng lên một chút để oxygen trong không khí tác động vào chất rượu là mùi thơm sẽ bốc lên ngào ngạt để khứu giác của chúng ta thưởng thức.


Và cũng tương tự  như đàn bà , rượu vang rất tươi mát hăng say khi còn trẻ nhưng càng để lâu thì vị chua (acidity) và vị chát (tannin) trong rượu càng lắng dịu xuống (mellow down), vị ngọt ngào của rượu trở thành đậm đà hơn, và cái dư vị dư hương (aftertaste) còn để lại trên cuống lưỡi tiếp theo sau ngụm rượu càng khiến cho ta ngây ngất.